5 Bước Nộp Hồ Sơ Nhập Học qua UCAS

Đăng bởi Havetco vào lúc 19/12/2016

Hệ thống UCAS, cơ quan quản lý tất cả hồ sơ nhập học bậc đại học và một số khóa sau đại học ở Vương quốc Anh, sẽ cho phép bạn kiểm tra tiến độ hồ sơ của mình. Bạn có thể nộp đơn độc lập hoặc thông qua trường đang theo học, hoặc một công ty tư vấn du học.

Trước khi nộp đơn

Đa số khóa đại học sẽ có hạn chót nộp đơn là 15 tháng 1 (mặc dù có rất nhiều thời hạn khác nhau). Các khóa bậc đại học thường khai giảng vào tháng 9 hoặc tháng 10 – do đó, nếu bạn dự định bắt đầu khóa học vào tháng 9 hoặc tháng 10/2016, thì hạn chót nộp đơn sẽ là 15 tháng 1 năm 2016.

Bạn có thể nộp đơn sau ngày 15 tháng 1, nhưng các khóa học mang tính cạnh tranh cao có thể đã hết chỗ vào thời điểm này, vì vậy bạn không thể đảm bảo hồ sơ của mình sẽ được xét duyệt. Hãy dành cho mình nhiều thời gian để thực hiện việc nộp đơn – và nếu bạn bị trễ hạn chót nộp hồ sơ, hãy liên hệ trực tiếp với trường mà bạn đang nộp đơn.

Hãy đảm bảo bạn đáp ứng yêu cầu đầu vào của khóa học – ví dụ một vài khóa sẽ đòi hỏi trình độ tiếng Anh nhất định. Bạn cũng có thể cần nộp đơn xin visa để học tại Vương quốc Anh. Bạn có thể sẽ muốn giữ liên lạc với cán bộ tuyển sinh hoặc nhân viên phòng quốc tế của trường đại học hoặc cao đẳng mà bạn muốn theo học. Họ có thể tư vấn nhiều hơn cho bạn về hồ sơ nhập học, và có thể trả lời bất cứ thắc mắc nào của bạn về quy trình nộp đơn.

Bước 1: Đăng ký trên UCAS

Đăng nhập vào mục UCAS Apply và chọn loại khóa học phù hợp.

Bạn sẽ được hỏi về các thông tin cá nhân, tạo tài khoản, mật khẩu, câu hỏi bảo mật, và nếu bạn đang nộp đơn thông qua một trường phổ thông, trường cao đẳng, một trung tâm hoặc công ty tư vấn du học, hãy điền thông tin vào mục tương ứng. Sau đó, bạn có thể đăng nhập để hoàn tất các thông tin còn lại, bao gồm nguồn tài chính và yêu cầu đặc biệt.

Bước 2: Lựa chọn khóa học

Bạn có thể nộp đơn tối đa vào 5 khóa học (tối đa 4 khóa đối với ngành dược, nha khoa hoặc khoa học/ dược thú y). Không có chế độ ưu tiên nào được áp dụng và các trường đại học, cao đẳng sẽ không biết bạn sẽ nộp đơn vào các trường nào khác.

Để tìm khóa học, hãy sử dụng công cụ Tìm kiếm của HISA, hoặc tham khảo thông tin về trường mà bạn đã chọn để có thêm chi tiết về chính sách của trường.

Thông thường bạn chỉ có thể hoặc nộp đơn vào University of Oxford hoặc University of Cambridge, chứ không phải cả hai. Hãy liên lạc với trường để biết thêm chi tiết.

Bước 3: Lịch sử học tập và làm việc

Trong phần ‘education section’ (Học tập) của đơn xin nhập học, hãy nêu đầy đủ lịch sử học tập của bản thân tính đến trường phổ thông, cao đẳng, hoặc đại học hiện tại (nếu phù hợp).

Hãy nêu tất cả bằng cấp mà bạn đã đạt được, kể cả các bằng cấp khi theo học bằng tiếng Việt và theo hệ thống giáo dục Việt Nam. Đồng thời hãy nêu tất cả các kỳ thi mà bạn đang đợi kết quả và bất kỳ kỳ thi nào mà bạn sẽ tham gia – nếu bạn nhận được một thư mời nhập học từ một trường cao đẳng hoặc đại học, bạn có thể cho họ biết kết quả sau.

UK NARIC cung cấp dịch vụ có trả phí để so sách bằng cấp của UK với bằng cấp của các quốc gia khác.

Trong lịch sử làm việc của mình, bạn có thể ghi chi tiết tối đa 5 công việc có trả lương mà bạn đã làm (toàn thời gian hoặc bán thời gian). Đừng nêu các công việc không trả lương hoặc việc tình nguyện – phần này sẽ nằm trong thư giới thiệu bản thân của bạn. Nếu bạn chưa từng làm công việc nào, hãy bỏ trống phần này.

Bước 4: Thư giới thiệu bản thân

Thư giới thiệu bản thân chính là cơ hội để bạn tỏa sáng. Đây là lúc bạn sẽ kể với trường bằng chính giọng văn của mình vì sao bạn nộp đơn vào khóa học này, tại sao các kỹ năng và mối quan tâm của bạn thể hiện bạn phù hợp với khóa học – và tại sao họ nên mong muốn được giảng dạy bạn!

Cách viết thư giới thiệu bản thân

  • Viết bằng tiếng Anh (hoặc nếu bạn đang nộp đơn để học ở Wales, bạn có thể viết đơn bằng tiếng Anh hoặc Welsh).
  • Sử dụng câu hoàn chỉnh.
  • Bạn có thể viết tối đa 4,000 ký tự hoặc 47 hàng chữ (tính cả khoảng cách).
  • Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp và dấu chấm câu để đảm bảo không có lỗi sai. Nếu có thể, hãy tìm một người bản xứ hoặc một giáo viên để xem qua hồ sơ cho bạn.
  • Đảm bảo đây là thư giới thiệu của chính bạn, và đừng bắt chước. Đạo văn là một vi phạm nghiêm trọng ở UK và UCAS có phầm mềm để chỉ ra các đoạn văn được bắt chước.

Nên viết những gì?

  • Giải thích tại sao bạn nộp đơn vào khóa học này và tại sao bạn hứng thú với môn học – đây sẽ là phần quan trọng nhất và nên nằm ở đoạn mở đầu.
  • Nêu ra một công việc mở rộng bất kỳ mà bạn đã thực hiện trong một lĩnh vực ngoài các ngành học của bạn (những quyển sách mà bạn đã đọc trong thời gian rảnh, các cuộc thi mà bạn đã tham gia, v.v…)
  • Nói về mục tiêu tương lai và tại sao khóa học này sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu đó.
  • Đề cập đến các hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm quá khứ (VD: các khóa học mà bạn đã tham gia) và kinh nghiệm làm việc (có trả lương hoặc tình nguyện) có thể hỗ trợ cho khóa học tương lai của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn theo học ngành Chính trị học, và bạn đã tranh cử cho chức Lớp trưởng, thì đây chính là lúc để bạn trình bày.
  • Đề cập ngắn gọn đến các hoạt động, kinh nghiệm hoặc sở thích bản thân để thể hiện mình là một người thú vị trong học tập – ví dụ tham gia dàn nhạc giao hưởng, tham dự một khóa sơ cấp cứu hoặc chỉ huy đội bóng địa phương.

Bước 5: Xác nhận, thư giới thiệu, chi phí… nộp đơn!

Một khi bạn đã hài lòng với hồ sơ của mình, hãy đánh dấu ‘hoàn tất’ – complete, lưu lại và đồng ý xác nhận – agree to the declaration (đối với các điều khoản và quy định của UCAS).

Hãy xin phép một trợ giảng, cố vấn hoặc giáo sư biết rõ về bạn để làm người giới thiệu cho bạn (referee), sau đó ghi email và số điện thoại của người giới thiệu vào mục tương ứng, hoặc lựa chọn chế độ cho phép bạn nhờ trường phổ thông, cao đẳng hoặc trung tâm mình đang theo học viết thư giới thiệu cho bạn.

Theo dõi hồ sơ nhập học

Khi đã nộp đơn xong, bạn có thể đăng nhập vào hồ sơ ‘Track’ của mình trên UCAS bất cứ lúc nào để theo dõi tiến độ của việc nộp đơn. Bạn sẽ nhận được email thông báo ngay khi có một cập nhật mới về hồ sơ của mình.

Nếu bạn nhận được một thư mời nhập học (offer) thì đó có thể là một thư mời nhập học không điều kiệu (unconditional) – nghĩa là bạn được đảm bảo sẽ có một suất học trong khóa học này, hoặc một thư mời nhập học có điều kiện (conditional) – suất của bạn sẽ được đảm bảo nếu bạn đáp ứng một số yêu cầu nhất định; và đó thường là các mức điểm nhất định trong kỳ thi cuối khóa.

Bạn có thể cũng nhận được một thư mời (invitation) – điều này có nghĩa trường đại học hoặc cao đẳng này muốn gặp bạn để phỏng vấn hoặc kiểm tra trình độ.

Trả lời thư mời nhập học

Bạn chỉ có thể trả lời các thư mời nhập học của mình một khi đã nhận được toàn bộ kết quả - hoặc rút đơn nhập học từ các trường đại học hay cao đẳng mà mình đang đợi hồi âm.

Trong trường hợp bạn không đủ điểm cho lựa chọn đầu tiên, bạn được phép đưa ra một lựa chọn chắc chắc (firm acceptance) và một lựa chọn dự bị (insurance acceptance) có yêu cầu đầu vào thấp hơn. Nếu bạn đang có trong tay các thư mời nhập học không điều kiện như mong muốn (VD: mức điểm của bạn đã hoàn toàn đủ theo yêu cầu) bạn chỉ có thể đưa ra một lựa chọn chắc chắn – và không thể đưa ra lựa chọn dự bị nào.

Bạn có thể tham khảo thêm tại trang web của UCAS để nắm bắt các thời hạn trả lời thư mời nhập học (reply dates).

Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty tư vấn du học HAVETCO 

Trụ sở chính: 277 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Website: www.havetco.com.vn

Email:   dh.havetco@netnam.vn hoặc hiennd@netnam.vn

Điện thoại: 04.3722 1141 hoặc 04.38346785– Fax: 04.38235680 Hotline 0989055798

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục